Thầy thuốc giàu kinh nghiệm chữa bệnh: Bắt mạch, kê đơn, hốt thuốc.

Có bầu kiêng ăn gì?

Có bầu không nên ăn gì ?

Có một số loại thực phẩm không không được tốt cho sức khỏe bà bầu, nhất là những người hiếm muộn con, tiền sử hay sảy thai, nay đang có bầu nên lưu ý khi ăn uống tránh ảnh hưởng tới thai nhi. Những thực phẩm nên tránh là.


1-    Nghệ vàng.

Nghệ vàng

 

 Củ cái (củ lớn) đông y gọi là khương hoàng, nhánh nhỏ gọi là uất kim. Trong đông y dùng khương hoàng để phá ác huyết, trừ huyết ứ, sinh cơ (lên da non). Các sản phẩm từ nghệ như viên  nghệ, bột nghệ, nghệ mật ong.v.v. Thường được dùng để chữa bệnh đau dạ dày. Khi có bầu chị em không nên dùng nhiều và dùng thường xuyên những sản phẩm từ củ nghệ, còn  thỉnh thoảng giã chút xíu nghệ để nấu cá, kho cá cho có màu vàng thì cũng không sao. Nghệ chỉ nên dùng sau khi đã sinh em bé, nhiều người thường ăn nghệ để trừ huyết xấu còn ứ đọng, làm mau lành vết thương, lên da non, mau lành sẹo.

2 -   Nghệ đen

Nghệ đen

 

 Đông y gọi là nga truật,  tác dụng phá huyết của nó còn mạnh hơn nghệ vàng. Càng phải nên tránh.
3 -   Ngải cứu
 hay ngải diệp.

Ngải cứu

Là cây tươi thường bán ngoài chợ, dùng để nấu canh, nấu lẩu, tiềm óc heo. Ăn ngon lại trừ được nhiều chứng bệnh lặt vặt khác. Một số bài thuốc an thai còn có cả ngải cứu, nhưng không phải ai có bầu dùng ngải cứu đều là tốt cả. Bởi vì ngải cứu tính ôn, hơi ấm. Nếu những người có bầu mà khí huyết hư, thận âm kém, thể tạng nóng nhiệt, đại tiện hay táo bón, tiểu tiện vàng sẻn, dùng nhiều ngải cứu sẽ không tốt cho thai phụ.


4 -   Táo mèo.

Táo mèo

  Táo mèo quả tươi.                            Vị thuốc sơn tra.

Đông y gọi là sơn tra, có vị chua, chát, ngọt rất hợp với những bà bầu ốm nghén nhưng loại quả này lại không thực sự tốt cho phụ nữ mang thai. Theo nhiều tài liệu cổ ghi lại, táo mèo có tác dụng làm tiêu thực, phá khí, những người không có thực tích không nên dùng. 

5 -   Mướp đắng.

Mướp đắng

 

Mướp đắng hay khổ qua, vị đắng tính hàn. Trong mướp đắng cũng rất giàu vitamin B, sắt, kẽm, kali, mangan, magiê nên loại quả này đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dưỡng chất cho cơ thể và tăng cường khả năng miễn dịch. Có thể nói, lợi ích từ mướp đắng rất nhiều nhưng nếu việc sử dụng  thường xuyên hoặc lạm dụng thì lại không tốt chút nào cho thai phụ. Vị đắng của quả gây kích thích mạnh dẫn đến co bóp tử cung và dạ dày, có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi. Ngoài ra, ăn quá nhiều mướp đắng cũng gây ra tiêu chảy, đau bụng và rối loạn tiêu hoá ở những người có tạng hàn. Do đó, các nhà khoa học cảnh báo rằng phụ nữ có thai nên tránh ăn quá nhiều mướp đắng.

6 - Rau sam.

Rau sam

 

 Đông y gọi rau sam là mã sỉ hiện, có vị chua tính hàn. Đây là loại rau có hàm lượng dinh dưỡng cao mà đồng thời còn là một loại dược liệu rất tốt. Trong rau sam có chứa nhiều các vitamin và khoáng chất, đặc biệt lượng các axít béo omega-3 trong rau rất dồi dào.
Rau dễ trồng, dễ chăm và dễ tìm nên là một món ăn khá quen thuộc của nhiều người. Tuy nhiên, đối với người có thai thì bạn hãy hạn chế việc sử dụng rau sam. Bởi rau sam có thể gây kích thích mạnh đến tử cung và gia tăng tần suất co bóp, điều này rất dễ dẫn đến sảy thai .Ngoài ra do rau sam có tính hàn nên những người yếu bụng, hay đi đại tiện lỏng không dùng.
7 - Rau ngót.

 Rau ngót


Rau ngót có tính mát, là loại rau thông dụng hàng ngày. Trong rau ngót có chứa vitamin K, một loại vitamin hiếm trong giới thực vật. Đồng thời trong rau ngót còn có một lượng đạm thực vật, sắt, mangan và vitamin A.Tuy nhiên trong rau ngót có chứa Papaverin là một chất có tác dụng giãn cơ trơn của mạch máu để giảm đau, hạ huyết áp. Nếu sử dụng một lượng rau ngót tươi lớn thì có thể gây co thắt tử cung và dễ dẫn đến sảy thai. Dược điển Việt Nam cũng khuyến cáo: “Không dùng papaverin cho người có thai”. Theo kinh nghiệm dân gian, phụ nữ sau đẻ, sau sảy,  chữa sót rau nhau bằng cách: lá rau ngót 100g, rửa sạch giã nát. Pha với nước đun sôi để nguội. Vắt lấy chừng  một chén ( bát ) nước. Chia làm hai lần uống, mỗi lần cách nhau 20-30 phút. Sau chừng ít phút  sau nhau sẽ ra. Chính vì vậy thai phụ, đặc biệt là với những thai phụ có tiền sử hay sảy thai, đẻ non, thụ tinh trong ống nghiệm nên hạn chế ăn rau ngót đặc biệt là uống nước rau ngót sống, liều cao. Phụ nữ mang thai bình thường thỉnh thoảng vẫn có thể ăn một ít rau ngót luộc hay nấu canh. Tuy nhiên phải chọn những loại rau ngót sạch, còn tươi. 
8 - Đu đủ xanh.

Đu đủ xanh


Có nhiều nghiên  khoa học  cho thấy đu đủ xanh hoặc chưa chín hẳn chứa rất nhiều enzymes và mủ, có thể gây nên sự co thắt tử cung dễ gây sảy thai, đẻ non. Hơn nữa, đu đủ xanh còn chứa prostaglandin và oxytocin là những chất mà cơ thể rất cần để khởi động cho giây phút ra đời của đứa trẻ. Vì thế, khi chưa đủ ngày đủ tháng để đứa trẻ ra đời, nếu ăn đu đủ xanh thì rất có thể  sẽ bị sảy thai.
9 - Rau chùm ngây.

Rau chùm ngây

 

 Gần đây có nhiều thông tin về tác dụng tuyệt vời của rau chùm ngây tuy nhiên với thai phụ cần thận trọng. Theo một số nghiên cứu khoa học cho thấy, lá và hoa của rau chùm ngây có chứa  lượng vitamin C cao hơn của Cam nhiều lần,  lượng canxi và các khoáng chất khác cũng rất cao,  lượng vitamin A cao hơn  trong cà rốt,  và gấp 3 lần lượng kali trong chuối.v.v.. 
Đây hẳn là một loại thực phẩm vô cùng dinh dưỡng nhưng nó chắc chắn không dành cho người đang mang thai. Do trong rau chùm ngây có chứa alpha-sitosterol, đây là một loại hormone có cấu trúc giống estrogen có tác dụng ngừa thai, làm co cơ trơn tử cung và làm sảy thai. Vì vậy các nhà khoa học khuyên rằng “phụ nữ có thai không nên ăn rau chùm ngây”.

10 - Nha đam

Nha đam

Nha đam hay còn gọi lô hội, từ lâu đã được dùng làm thuốc, cả đông y và tây y đều sử dụng lô hội.
Vài năm trở lại đây có rất nhiều thông tin ca ngợi tác dụng trị bệnh và làm đẹp, dưỡng nhan sắc của cây nha đam. Nhiều người còn sử dụng nha đam tươi ăn hàng ngày cho mát, do việc trồng hoặc tìm mua ở chợ rất dễ và giá cả lại phù hợp. Tuy nhiên với những bà bầu thì không nên sử dụng nha đam và các sản phẩm bào chế từ nha đam.
Theo y học cổ truyền (đông y) thì lô hội vị đắng tính hàn có tác dụng sát trùng, thanh nhiệt, mát huyết, thông tiện, nhuận gan mật. Đông y xếp lô hội vào nhóm thuốc tẩy xổ, khí vị của nó lại mãnh liệt nên không dùng cho phụ nữ có thai, đang cho con bú, trẻ em nhỏ tuổi, người già, người khí huyết suy nhược, tỳ vị hư hàn  đều không nên dùng lô hội.

Cuối cùng là những gia vị có tính nóng như tiêu, ớt, hồi, quế, riềng cũng nên hạn chế, những chất kích thích như rượu bia, thuốc lá....Tuyệt đối không nên dùng.

                     Lương y Nguyễn Văn  Minh Hội đông y TP.Hồ Chí Minh.

Xem bản đồ chỉ đường tới phòng khám: 

 

Bản đồ Bảo Minh
 
ĐÁNH GIÁ : Có bầu kiêng ăn gì? 4.2/5 trong 25 đánh giá  
 

  • 5 sao 0
  • 4 sao 2
  • 3 sao 2
  • 2 sao 1
  • 1 sao 1

Thuốc đông y chữa bệnh

  • Phòng khám đông y Bảo Minh: Phòng khám của người Việt, thầy thuốc là người Việt
    Phòng khám đông y Bảo Minh khám chữa bệnh: Thoát vị đĩa đệm, nổi mề đay mẩn ngứa, viêm da dị ứng ngứa, bệnh mất ngủ khó ngủ. Phụ trách phòng khám là Lương y Nguyễn Văn Minh, người Việt Nam. Giấy phép kinh doanh do UBND quận Gò Vấp cấp, giấy phép hành nghề y học cổ truyền do Sở y tế TP.HCM cấp. Phòng khám đặt tại nhà riêng, không phải thuê mặt bằng nên thuốc chữa bệnh có giá rẻ hơn nơi khác, nhưng chất lượng thuốc ...
    Phòng khám đông y Bảo Minh: Phòng khám của người Việt, thầy thuốc là người Việt
    đọc tiếp
  • Cách chữa nổi mề đay, mẩn ngứa theo dân gian.
    Chữa nổi mề đay mẩn ngứa theo dân gian, hoặc cách chữa nổi mề đay bằng mẹo. Cách chữa này áp dụng cho những trường hợp mới bị nổi mề đay lần đầu, thuộc dạng nổi mề đay cấp tính, mức độ ngứa không nhiều, các nốt mề đay chỉ có vài điểm rải rác trên da. Nhiều người bị mẩn ngứa, nổi mề đay chỉ cần hạn chế tác nhân gây bệnh và tự chữa bệnh tại nhà theo kinh nghiệm dân gian cũng thu được kết quả tốt.
    Cách chữa nổi mề đay, mẩn ngứa theo dân gian.
    đọc tiếp
  • Nổi mề đay ở trẻ em, cho trẻ uống thuốc gì để khỏi hẳn nổi mề đay
    Trẻ bị nổi mề đay, không phải thuốc gì cũng cho trẻ uống được. Muốn an toàn cho sức khỏe của trẻ, phải tìm đến những nhà thuốc, hoặc thầy thuốc có uy tín. Tốt nhất, bạn nên tìm đến phòng khám nào chuyên trị nổi mề đay ở trẻ em, để khám bệnh và mua thuốc cho trẻ uống.
    Nổi mề đay ở trẻ em, cho trẻ uống thuốc gì để khỏi hẳn nổi mề đay
    đọc tiếp
  • Dị ứng nổi mề đay uống thuốc gì?
    Dị ứng nổi mề đay uống thuốc gì? Nhiều người bị dị ứng thức ăn, dị ứng thời tiết, dị ứng thuốc tây, họ không biết uống thuốc gì cho hết hẳn. Lương y Nguyễn văn Minh có bài thuốc chữa tận gốc căn nguyên gây bệnh, chữa khỏi hẳn, nhiều người mấy năm sau hỏi thăm, họ kể: "Thuốc tốt lắm, hết ngứa, không thấy bị lại".
    Dị ứng nổi mề đay uống thuốc gì?
    đọc tiếp
  • Mề đay mãn tính vô căn là gì? Cách chữa bệnh mề đay mãn tính vô căn
    Mề đay mãn tính vô căn là gì? Tại sao chữa mề đay mãn tính vô căn bằng thuốc đông y lại có tác dụng tốt, khi khỏi bệnh không bị tái lại. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa bệnh mề đay mãn tính vô căn của thầy thuốc chuyên trị bệnh mề đay ở Gò Vấp, TP.HCM.
    Mề đay mãn tính vô căn là gì? Cách chữa bệnh mề đay mãn tính vô căn
    đọc tiếp
Những người bị nổi mề đay, cứ uống thuốc tây chống dị ứng kháng histamin thì hết ngứa, ngừng uống thuốc lại bị ngứa. Đây là những trường hợp không hợp thuốc tây, nên uống thuốc này không hết bệnh. Muốn hết nổi mề đay, hãy tham khảo cách chữa của thầy thuốc đông y Nguyễn Văn Minh. Cách chữa tận gốc bệnh bằng thuốc đông y.
Nổi mề đay ở trẻ em không phải thuốc gì cũng cho trẻ uống được. Muốn an toàn cho sức khỏe của trẻ, phải tìm đến những phòng khám và nhà thuốc có uy tín, thầy thuốc phải có giấy phép và kinh nghiệm để chữa bệnh cho trẻ.
CHÚNG TÔI TRÊN FACEBOOK

Phòng Khám Đông Y Bảo Minh trên Facebook