Thoái hóa cột sống lưng
Thoái hóa cột sống lưng hay thoái hóa đốt sống lưng hoặc vôi hóa cột sống lưng và còn có tên nhiều người hay gọi gai cột sống. Đều là những tên gọi khác nhau chỉ tình trạng bệnh lý thoái hóa hệ thống xương cột sống lưng do nhiều nguyên nhân gây ra. Thường là do tuổi tác, hay gặp ở những bệnh nhân từ 35 tuổi trở lên, tuổi càng cao tỉ lệ mắc bệnh càng nhiều. Kế đến là do lao động mang vác nặng nhọc lâu ngày hay tư thế lao động, hoạt động không đúng hoặc công việc ít phải vận động kéo dài. Ở một số bệnh nhân còn do chế độ dinh dưỡng không đầy đủ hoặc ngược lại, cơ thể thừa cân nhiều cũng góp phần gây nên thoái hóa cột sống lưng.
Triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sống lưng.
Đau lưng là biều hiện đặc trưng của căn bệnh này, người bệnh luôn có cảm giác đau nhức vùng thắt lưng, đau âm ỉ, ê ẩm rất khó chịu. Đau có tính chất cơ học, được nghỉ ngơi thì đỡ đau chút ít, càng vận động càng đau. Nhất là những động tác cúi khom lưng hoặc ngồi lâu không được dựa lưng đều gây đau mỏi, những lúc đó người bệnh chỉ muốn nằm nghỉ cho đỡ đau mỏi. Thoái hóa cột sống lưng nhiều năm không được điều trị khỏi dứt điểm sẽ làm cho các đốt sống và đĩa đệm xẹp xuống, cơ thể thấp dần, đi lại không thoải mái có khi vẹo vọ hoặc còng lưng.
Thoái hóa cột sống lưng lâu ngày làm các đốt sống sần sùi phình to ra (nhìn qua phim X-quang như những cái gai) và chèn vào các rễ thần kinh hoặc chèn vào các bộ phận khác của cột sống gây ra bệnh đau lưng.
Khi các đốt sống bị thoái hóa, bề mặt giữa hai đốt sống không còn láng mịn nên dễ làm cho các bao xơ, dây chằng đĩa đệm bị rách, nhân nhầy trong đĩa đệm thoát ra ngoài nên gọi là thoát vị đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm chèn ép vào dây thần kinh tọa gây nên chứng bệnh đau thần kinh tọa. Khi đó, người bệnh có cảm giác đau lan từ lưng xuống, lệch sang một bên mông, xuống đùi, khoeo chân, mé ngoài cẳng chân, bắp chân, gót chân... Hoặc thấy đau ngược lại, từ gót chân lên. Ngoài ra, tùy từng bệnh nhân có những biểu hiện sau:
- Nhói lưng khi ho, khi hắt xì hơi, khi cười lớn.
- Cột sống cứng, bị đau khi chuyển dịch hoặc nghiêng người .
- Khó cúi người xuống vì đau.
- Đau giữa cột sống hay lệch một bên, đau tăng lên khi bị rung người (đi xe qua ổ gà, vấp vào đá).
- Nếu tình trạng đau kéo dài có thể thấy teo cơ bên chân đau.
Tuy nhiên, trong trường hợp đau nhẹ, người bệnh vẫn đi lại, làm việc bình thường. Nếu đi lại nhiều, đứng nhiều, ngồi nhiều trong một ngày, đau có thể tái phát. Nếu đau nhiều thì khi chân giẫm mạnh xuống đất, ho mạnh, hắt hơi, đi đại tiện rặn cũng đau. Đau nặng ảnh hưởng nhiều đến khả năng lao động. Tùy theo tổn thương, bệnh nhân có thể không nhấc được gót hay mũi chân, dần dần xuất hiện teo cơ đùi, mông, cẳng chân bên tổn thương. Khi bệnh nặng, chân tê bì mất cảm giác, có thể đại tiểu tiện không tự chủ.
Chẩn đoán bệnh thoái hóa cột sống lưng.
Khi bị thoái hóa cột sống lưng, bệnh nhân thường đau mỏi theo kiểu cơ học, đau tăng khi vận động, giảm nhẹ khi nghỉ ngơi. Khi vận động lưng, cúi ngửa, xoay lưng hay có tiếng kêu lục khục. Chụp phim X-quang có hình ảnh thoái hóa thân sống, đặc xương dưới sụn, hẹp khe khớp, mọc gai xương, vôi hóa. Nếu người bệnh được chụp MRI (chụp cộng hưởng từ) thì kết quả sẽ rõ ràng và chi tiết hơn về thoái hóa các đốt sống, khi chụp MRI còn phát hiện được bệnh nhân có bị thoát vị đĩa đệm hay không, nếu có thoát vị đĩa đệm thì cũng biết được mức độ nặng nhẹ. Khi cột sống lưng bị thoái hóa thì các đốt sống vùng thắt lưng (từ L1 đến L5) thường bị thoái hóa nhiều hơn.
Y học cổ truyền (đông y) điều trị bệnh thoái hóa cột sống lưng.
Theo lý luận của y học cổ truyền thì bệnh thoái hóa cột sống lưng là do chính khí của cơ thể không đầy đủ, các tà khí như phong, hàn, thấp, nhiệt xâm phạm cơ thể, ẩn nấp vào gân cơ, khớp xương, kinh lạc làm sự vận hành của khí huyết bị tắc nghẽn gây nên các chứng đau nhức mỏi. Gốc bệnh là do hai tạng can và thận hư yếu hoặc bệnh lâu ngày làm khí huyết giảm sút dẫn đến can, thận bị hư tổn. Thận yếu không chủ được cốt tủy, can huyết hư không nuôi dưỡng được gân làm xương khớp bị thoái hóa biến dạng, vôi hóa, mọc gai.
Vì vậy khi chữa bệnh thoái hóa cột sống lưng, các phương pháp chữa đều nhằm lưu thông khí huyết, đưa tà khí (phong, hàn, thấp, nhiệt) ra ngoài cơ thể. Bồi bổ can thận để chống tái phát bệnh và chống lại các hiện tượng thoái hóa cột sống. Phục hồi các chức năng bình thường của cột sống lưng.
Tùy cơ địa mỗi người mà gia thêm các vị thuốc cho phù hợp. Do bệnh khu trú ở phần trung tiêu và hạ tiêu (vùng lưng và hông) nên khi gia giảm các vị thuốc cần dùng những vị có tính chất dẫn thuốc đi xuống như ngưu tất, cỏ xước, độc hoạt, cẩu tích, v.v.. mới mong mau khỏi bệnh.
Khi dùng những vị thuốc hoạt huyết nên châm trước gia thêm những vị hành khí như chỉ xác, mộc hương, hương phụ… để tăng thêm công hiệu.
Lương y Nguyễn Văn Minh đã có kinh nghiệm nhiều năm trong việc khám chữa bệnh, nhất là bệnh đau lưng do thoái hóa cột sống lưng gây nên, trong uống ngoài đắp thuốc bằng Rượu xoa bóp do phòng khám bào chế rất công hiệu.
Bài thuốc đông y điều trị thoái hóa cột sống lưng, thành phần chính như sau.
1- Thục địa (cửu chưng, cửu sái) 16 gam.
2- Sơn thù (tẩm dấm ăn sao kỹ) 12 gam.
3- Cẩu tích (sao nước muối nhạt) 12gam.
4- Tang ký sinh 16 gam.
5- Ngưu tất (tẩy rượu sao khô) 16 gam.
6- Tục đoạn (tẩy rượu sao) 12 gam.
7- Kỷ tử 12 gam.
8- Thỏ ty tử (tẩm rượu sao chín) 12 gam.
9- Hà thủ ô (chế đậu đen ) 12 gam.
10- Hoài sơn (sao vàng hạ thổ) 16 gam.
11- Quy bản (tẩm giấm ăn, nướng chín giã vụn) 12 gam.
12- Đương quy (sao hạ thổ) 16 gam.
13- Dạ giao đằng 12 gam.
14- Bạch phục linh 12 gam.
15- Đỗ trọng (tẩm nước muối nhạt sao khô) 12 gam.
16- Thương truật (tẩm nước vo gạo sao vàng hạ thổ) 10 gam.
17- Độc hoạt 12 gam.
18- Tần giao 16 gam.
19- Đan bì (bỏ lõi) 12 gam.
20- Phòng phong 10 gam.
21- Khương hoạt 10 gam
Cách sắc thuốc thang:
Mỗi ngày sắc uống 1 thang:
- Sắc lần đầu đổ 6 chén (bát) nước, sắc cạn còn 1 chén, chắt ra.
- Sắc lần hai đổ 5 chén sắc cạn còn 1/2 chén chắt ra
Hai nước trộn chung, chia làm 2 lần uống trong ngày, uống sau bữa ăn khoảng 30- 40 phút. Nếu cần uống ngay sau khi sắc thì nước đầu uống 2/3 còn lại 1/3 để lại hòa với nước sắc lần sau.
Có thể bạn quan tâm: Kết quả điều trị thoát vị đĩa đệm.
Công dụng của các vị thuốc trong bài thuốc đông y chuyên trị thoái hóa cột sống lưng.
Quy bản
Là yếm của các loài rùa nước ngọt sau khi bào chế sạch sẽ, tẩm giấm ăn cho đều rồi mang nướng chín, khi dùng thì giã nát cho vào thang thuốc.
Công dụng: Quy bản có tác dụng bổ tâm thận, tư âm, chữa thận âm không đủ, đau nhức trong xương, di tinh, đới hạ, lưng gối đau yếu. Trẻ con yếu xương, chậm biết đi. Ngày dùng 8- 16 gam.
Thục địa.
Sinh địa củ lớn mang rửa sạch, chưng với rượu ngâm sa nhân, rồi phơi khô, rồi lại chưng như vậy đủ 9 lần. Lần cuối cùng mang sấy ở nhiệt độ 60-70 độ C cho tới thật khô. Bào chế kỹ như vậy khi uống sẽ không bị đầy bụng, để lâu không bị mốc, hư .
Công dụng: Bổ huyết, bổ can thận, dưỡng âm, chữa di tinh, lưng gối mềm yếu, kinh nguyệt không đều, tai ù mắt kém. Sinh tân dịch, chữa khát, khô háo. Ngày dùng 8- 16 gam.
Ngưu tất.
Công dụng: Bổ can thận, mạnh gân cốt, chữa đau nhức xương khớp, hoạt huyết tiêu ứ. Gải độc chống viêm. Ngày dùng 8 -16 gam.
Sơn thù
Là phần thịt quả (bỏ hạt) của cây sơn thù.
Công dụng: Bổ can thận, cố tinh sáp niệu. chữa chứng thận hư hay đi tiểu nhiều lần, di tinh, mồ hôi trộm. Ngày dùng 6- 12 gam.
Tang ký sinh.
Là cây tầm gửi mọc trên cây dâu hoặc cây gạo.
Công dụng: Bổ can thận, mạnh gân cốt, thông kinh lạc, an thai lợi sữa. Dùng chữa các bệnh về đau lưng nhức xương, gân cơ yếu mỏi, phụ nữ động thai, ít sữa sau khi sanh. Thường dùng phối hợp với nhiều vị thuốc khác, ngày dùng 10- 20 gam.
Tục đoạn.
Công dụng: Bổ can thận, thông huyết mạch, lợi quan tiết, an thai, liền gân xương. Dùng chữa đau lưng, gân cốt đứt đau, nhức mỏi các khớp do can thận hư yếu. Ngày dùng 8- 16 gam.
Tần giao.
Công dụng: Khu phong trừ thấp, thư cân hoạt lạc, triều nhiệt cốt chưng. Dùng chữa đau nhức các khớp xương, viêm đa khớp, gân xương co duỗi khó khăn. Ngày dùng 6- 12 gam.
Độc hoạt.
Công dụng: Tán hàn trừ thấp, dùng chữa các chứng đau nhức các khớp xương từ ngang thắt lưng trở xuống. Ngày dùng 8- 12 gam.
Hà thủ ô.
Là củ loại hà thủ ô đỏ. Khi dùng phải thái mỏng mang đồ chung với đậu đen xanh lòng cho đến khi đậu đen chỉ còn xác, vớt bỏ, chỉ dùng hà thủ ô.
Công dụng: Bổ can thận, chữa di tinh do thận hư, lưng gối mềm yếu, râu tóc bạc rụng, bổ huyết sinh tân, chữa các vết loét lâu lành. Ngày dùng 12- 24 gam.
Đương quy
Công dụng: Bổ huyết, hành huyết, nhuận táo hoạt trường, chỉ thống thông kinh, tiêu ứ huyết do sang chấn, chữa đau nhức các dây thần kinh, đau các cơ do lạnh. Ngày dùng từ 8 đến 16 gam.
Đan bì.
Công dụng: Thanh huyết nhiệt, tán ứ huyết, trấn kinh giảm đau, chữa đau lưng, đau khớp, kinh nguyệt không đều. Ngày dùng 8- 12 gam.
Thương truật.
Công dụng: Kiện tỳ, trừ thấp, hành khí, chữa chứng thấp thịnh người nặng nặng nề bải hoải chân tay, thương truật còn có khả năng hạ đường huyết trong máu, thường phối hợp nhiều vị thuốc khác hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường. Ngày dùng 8 - 10 gam.
Cẩu tích
Công dụng: Bổ dưỡng can thận, trừ phong thấp, làm mạnh gân xương,chữa đau lưng mỏi gối, đau các khớp xương do can thận hư tổn. Ngày dùng 8- 16 gam.
Thỏ ty tử
Công dụng: Bổ can thận, chữa di tinh, hoạt tinh, dương nuy, tiểu tiện nhiều lần,lưng gối mềm yếu, phụ nữ hay xảy thai đẻ non do thận hư. Ngày dùng 8- 12 gam.
Hoài sơn
Công dụng: Bổ tỳ vị, bổ phế thận sinh tân chỉ khát, tiểu nhiều lần, mồ hôi trộm, tả lỵ lâu ngày. Ngày dùng 12- 24 gam.
Kỷ tử
Công dụng: Bổ can thận nhuận phế, mạnh gân cốt, chữa chứng chân tay yếu mỏi, mắt mờ, di mộng tinh. Ngày dùng 8- 12 gam.
Phòng phong
Công dụng: Trừ phong thấp, phát tán phong hàn, thường phối hợp nhiều vị thuốc khác để mượn sức của phòng phong. Ngày dùng 8- 12 gam.
Bạch phục linh
Công dụng: Lợi thủy thẩm thấp, bổ tỳ định tâm, chữa tiểu tiện khó khăn, thủy thũng, hồi hộp khó ngủ. Ngày dùng 8- 16 gam.
Đỗ trọng.
Công dụng: Bổ can thận, mạnh gân cốt, an thai, chữa đau lưng mỏi gối, đi tiểu nhiều, xương cốt lỏng lẻo. Ngày dùng 8- 16 gam.
Dạ giao đằng.
Công dụng: Bổ huyết dưỡng tâm, an thần, hoạt huyết thông kinh, chữa chứng khó ngủ, ngủ hay mộng mị, chân tay tê mỏi. Ngày dùng 8- 16 gam.
Lương y Nguyễn Văn Minh - Phòng Khám Đông Y Bảo Minh.
Địa chỉ: 856/6 Quang Trung, Phường 8, Quận Gò Vấp, TP Hồ CHí Minh
Xem thêm video thực tế bệnh nhân đã khỏi bệnh: Thoái hóa cột sống lưng / Bài thuốc chữa bệnh ... - YouTube
Phòng Khám Đông Y Bảo Minh
- 5 sao 9
- 4 sao 5
- 3 sao 2
- 2 sao 1
- 1 sao 0
Thuốc đông y chữa bệnh
- Phòng khám đông y Bảo Minh: Phòng khám của người Việt, thầy thuốc là người ViệtPhòng khám đông y Bảo Minh khám chữa bệnh: Thoát vị đĩa đệm, nổi mề đay mẩn ngứa, viêm da dị ứng ngứa, bệnh mất ngủ khó ngủ. Phụ trách phòng khám là Lương y Nguyễn Văn Minh, người Việt Nam. Giấy phép kinh doanh do UBND quận Gò Vấp cấp, giấy phép hành nghề y học cổ truyền do Sở y tế TP.HCM cấp. Phòng khám đặt tại nhà riêng, không phải thuê mặt bằng nên thuốc chữa bệnh có giá rẻ hơn nơi khác, nhưng chất lượng thuốc ...❮ đọc tiếp ❯
- Cách chữa nổi mề đay, mẩn ngứa theo dân gian.Chữa nổi mề đay mẩn ngứa theo dân gian, hoặc cách chữa nổi mề đay bằng mẹo. Cách chữa này áp dụng cho những trường hợp mới bị nổi mề đay lần đầu, thuộc dạng nổi mề đay cấp tính, mức độ ngứa không nhiều, các nốt mề đay chỉ có vài điểm rải rác trên da. Nhiều người bị mẩn ngứa, nổi mề đay chỉ cần hạn chế tác nhân gây bệnh và tự chữa bệnh tại nhà theo kinh nghiệm dân gian cũng thu được kết quả tốt.❮ đọc tiếp ❯
- Nổi mề đay ở trẻ em, cho trẻ uống thuốc gì để khỏi hẳn nổi mề đayTrẻ bị nổi mề đay, không phải thuốc gì cũng cho trẻ uống được. Muốn an toàn cho sức khỏe của trẻ, phải tìm đến những nhà thuốc, hoặc thầy thuốc có uy tín. Tốt nhất, bạn nên tìm đến phòng khám nào chuyên trị nổi mề đay ở trẻ em, để khám bệnh và mua thuốc cho trẻ uống.❮ đọc tiếp ❯
- Dị ứng nổi mề đay uống thuốc gì?Dị ứng nổi mề đay uống thuốc gì? Nhiều người bị dị ứng thức ăn, dị ứng thời tiết, dị ứng thuốc tây, họ không biết uống thuốc gì cho hết hẳn. Lương y Nguyễn văn Minh có bài thuốc chữa tận gốc căn nguyên gây bệnh, chữa khỏi hẳn, nhiều người mấy năm sau hỏi thăm, họ kể: "Thuốc tốt lắm, hết ngứa, không thấy bị lại".❮ đọc tiếp ❯
- Mề đay mãn tính vô căn là gì? Cách chữa bệnh mề đay mãn tính vô cănMề đay mãn tính vô căn là gì? Tại sao chữa mề đay mãn tính vô căn bằng thuốc đông y lại có tác dụng tốt, khi khỏi bệnh không bị tái lại. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa bệnh mề đay mãn tính vô căn của thầy thuốc chuyên trị bệnh mề đay ở Gò Vấp, TP.HCM.❮ đọc tiếp ❯